Có
những hồ tự nhiên với độ sâu khó tin hay bạn tha hồ nằm đọc sách trên
mặt Biển Chết nhưng hãy cùng ghé qua 6 hồ nước còn kỳ lạ hơn thế, dưới
đây.
1. Đắm mình trong hồ sứa ở Palau
Nằm
ở quốc đảo Palau, hồ sứa nổi tiếng là nơi sinh sống của hàng ngàn đàn
sứa nước mặn bị cô lập với đại dương và những loài động vật ăn thịt nên
sứa vàng, sứa mặt trăng phát triển với tốc độ chóng mặt.
Lượng
ánh sáng mặt trời phong phú tại Palau là điều kiện ký tưởng cho sứa bơi
lên mặt hồ tắm nắng cả ngày. Ngoài ra, hoạt động di chuyển liên tục
trong làn nước ấm trên bề mặt giúp những loài tảo cộng sinh trên mô mềm
của chúng quang hợp hiệu quả và có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng vô hạn
cho chính các loài sứa trong hồ.
Du
khách có thể bơi lặn thỏa thích giữa hàng triệu con sứa mà không phải
sợ bị tấn công bởi những gai độc. Sống trong môi trường không bị đe dọa,
khả năng tự vệ của chúng đã dần mất đi hoặc cùng lắm cũng không thể gây
thương tích cho con người. Tuy nhiên, việc lặn cùng bình dưỡng khí bị
cấm vì những bọt từ bình sẽ dễ dàng gây tổn thương cho cơ thể mỏng manh
của sứa hoặc sẽ bị ngộ độc khí hydro sunfua mà sứa thải ra nếu lặn quá
sâu.
2. Lướt sóng trên hồ Superior
Khi
nghĩ tới lướt ván, bạn sẽ mường tượng đến ngay những đợt sóng khổng lồ ở
các đại dương, chứ không phải là một hồ nước nhưng trong một thời điểm
thích hợp trong năm vẫn có nhiều đợt sóng đủ lớn trong hồ Superior thuộc
Ngũ Hồ, Canada để bạn có thể tận hưởng thú vui này.
Thật
không may, thời gian đó lại là mùa đông, có nghĩa là nhiệt độ nước rất
thấp từ 0-5 độ C. Bạn sẽ không hề có biện pháp nào giúp vượt qua được
cái lạnh thấu xương ở đây. Băng sẽ bám đầy trên tóc, da và khuôn mặt
bạn. Những đợt sóng trong hồ còn bất ổn định ở ngoài đại dương nên phải
là những tay lướt ván cừ khôi và dũng cảm mới dám thử sức ở đây.
3. Hồ nước sôi Dominica
Đây
cũng không phải địa điểm lý tưởng để bơi lội hay lướt sóng. Hồ Boilling
tọa lạc giữa vườn quốc gia Morne Trois Pitons ở quốc đảo Dominica và
được công nhận là i sản thiên nhiên thế giới năm 1997. Nằm ở độ cao 762
mét so với mực nước biển, nhiệt độ luôn ở mức 80 độ C đến 95 độ C. Sỡ dĩ
nước hồ luôn trong tình trạng sôi sùng sục vì bên dưới lòng hồ là sự
hoạt động âm ỉ của núi lửa cho nên sẽ không một loài sinh vật nào có thể
tồn tại xung quanh ngoài những vòi phun khí trắng xóa, nóng bỏng.
Muốn
tới thưởng ngoạn nồi nước sôi khổng lồ bạn phải vượt qua 15 km những
con suối lưu huỳnh, núi đá hiểm trở và thậm chí phải bơi qua các dòng
nước chắn ngang. Tuy nhiên, bạn sẽ không hối tiếc vượt qua hành trình
gian khổ ấy để được tận mắt chứng kiến sức nóng và sự nguy hiểm khi lại
gần hồ Boilling.
4. Cung điện giữa hồ
Nằm
ở giữa hồ Man Sagar, cung điện Jal Mahal do vua Maharaja Sawai Jai
Singh II xây dựng vào năm 1799 làm nơi nghỉ ngơi cho gia đình Hoàng gia.
Tuy
nhiên, có một thời gian đất nước Ấn Độ bị hạn hán kéo dài nghiêm trọng
nên vị vua đã có ý tưởng xây dựng một cái đập để tích lũy nguồn nước vô
hạn từ mùa lũ. Và sau đó, cả khu vực rộng lớn gồm cả cung điện Jal Mahal
bị nhấn chìm. May mắn thay, đến tận ngày nay nó vẫn tồn tại và được tu
sửa đón khách du lịch tham quan mặc dù cả 4 tầng dưới đều nằm im dưới
làn nước sâu.
5. Hồ muối đỏ Laguna Colorada
Bạn
sẽ không cần phải lên tận sao Hỏa để sống trong không gian đỏ thẫm
huyền bí vì hồ Laguna Colorada, Bolivia còn hấp dẫn hơn gấp bội. Lớp
trầm tích lắng đọng đã khiến mặt nước hồ có màu đỏ và sự hiện diện của
những đảo muối borac trắng xóa tạo nên vẻ đẹp kỳ lạ và hấp dẫn bất cứ vị
khách du lịch nào ghé thăm. Tuy nhiên, những đảo muối kia chính là
thành phần hàn the trong hợp chất tẩy rửa hàng ngày nên phải cẩn thận
khi tiếp xúc với chúng.
Những
con hồng hạc lại rất yêu thích thiên nhiên ở hồ muối đỏ, chúng thường
tụ tập hàng trăm con ở đây với hơn 50 loài khác nhau để kiếm ăn và sinh
sản. Còn gì thơ mộng hơn khi hòa mình giữa bầy hồng hạc chao lượn trên
mặt hồ màu đỏ trắng xen kẽ. Tất cả đã tạo nên cảnh sắc tuyệt vời cho
vùng hồ nước Laguna Colorada.
Bên
cạnh nước hồ màu đỏ, đảo muối borac trắng xóa, từng đàn chim hồng hạc
quyến rũ, du khách cũng có thể đắm mình trong các suối nước nóng, mạch
nước phun và chụp hình bên những cấu trúc đất đá độc đáo nằm quanh khu
vực hồ.
6. Hồ nhựa đường
Tại
vùng biển Caribe hồ nước đặc biệt chứa nhiều hắc ín hơn là nước ngọt
nên nó nổi tiếng là nguồn cung cấp nhựa đường tự nhiên xuất khẩu. Cư dân
đảo Trinidad khai thác nhựa đường trong hồ từ hàng trăm năm nay mà mặt
nước vẫn không hạ thấp mà vẫn không ngừng đùn lên từ dưới đáy.
Lượng
nhựa đường ở đây cung cấp chủ yếu cho cả thành phố New York để tu sửa
đường giao thông và trở thành mỏ lớn nhất thế giới. Ngoài ra, các nhà
khoa học vẫn phát hiện nhiều hóa thạch động vật thời tiền sử, những di
vật của người Indian cổ đại nên vô tình hồ hắc ín ở đảo Trinidad trở
thành viện bảo tàng lịch sử tự nhiên vô giá.
Theo yantv
0 nhận xét:
Đăng nhận xét